Nguy Hiểm Từ Gói Hút Ẩm – Xử Lý Khi Bị Bỏng Mắt Do Gói Hút Ẩm

Nguy hiểm từ gói hút ẩm

Trong các sản phẩm quần áo, thực phẩm, hay túi xách chúng ta đều thấy những gói hút ẩm bên trong… Tuy nhiên khi không cẩn thận, đó có thể chính là nguyên nhân gây nhiều tại họa nguy hiểm.

> Dùng gói hút ẩm như thế nào cho an toàn

Những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra do gói hút ẩm

 

Bệnh viện mắt Trung ương từng điều trị cho nhiều bệnh nhân trong đó có N.H.V (Hải Dương) bị bỏng giác mặc. Theo lời từ gia đình bệnh nhân sau khi cháu lấy gói hút ẩm trong túi bánh để chơi và đã bị hạt hút ẩm trong túi bay vào mắt trái gây bỏng giác mạc.

Hay trường hợp một cậu bé năm tuổi ở tình Giang Tô, Trung Quốc thả các hạt nhỏ trong gói hút ẩm vào nước chơi, nhưng khi vừa chạm nước, các hạt này ngay lập tức phát nổ, dung dịch trong hạt bắn tung tóe lên. Chỉ trong vòng 2 phút, mặt em đã bị phù thũng, tróc hết da, mắt phải bị kết mạc, vùng mắt bị bỏng rất nặng và có khả năng bị mù.

Theo các chuyên hóa học, nếu các gói hút ẩm được làm từ hạt hút ẩm Silicagel thì nó sẽ là dạng hạt. Còn đối với những với những mặt hàng bánh kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ thì không ai có thể khẳng định được liệu nó có phải là silica gel hay không, thậm chí nó cũng có thể là vôi bột.

Nếu vôi bột rất nguy hiểm vôi bột cũng có tác dụng hút nước nhưng sẽ nguy hiểm hơn, nếu bắn vào mắt gây bỏng kiềm, ăn mòn, làm hỏng giác mạc của mắt. Còn silicagel là một dạng trung tính nên hầu như không thể gây hại, có thể chỉ làm khô nhất thời chỗ giác mạc đó nhưng không ăn sâu vào bên trong.

Việc bỏng do kiềm nguy hiểm hơn nhiều so với việc bỏng do axít vì vết dễ bỏng sâu, lan rộng có nguy cơ hoại tử nhanh, có thể dẫn đến mù mắt. Nếu hít phải loại bột này, cũng có thể gây bỏng hô hấp.

Phòng tránh và xử lý khi bị bỏng từ gói hút ẩm

 

Không để trẻ tiếp xúc với các sản phẩm chống ẩm, vì khi không biết, chúng rất dễ đưa vào miệng gây nguy hiểm.

Để giảm thiểu tối đa những nguy hiểm cho bé, trước khi đưa bánh cho bé ăn, các mẹ nên kiểm tra cẩn thận bên trong gói bánh, lấy hết các gói hút ẩm ra, đồng thời, phải giải thích cho chúng biết tác hại của gói hút ẩm, vì ngoài việc có thể gây bỏng mắt, chất bột có trong gói hút ẩm cũng có thể kích thích đường hô hấp, và tiêu hóam  gây kích ứng cho da, mắt.

Các bác sĩ chuyên khoa mắt khuyến cáo trong trường hợp trẻ em bị chất lạ bắn vào mắt, bố mẹ cần nhanh chóng rửa mắt sớm, xối rửa dưới vòi nước sạch trong tư thế đặt bệnh nhân nằm ngửa, mắt mở chủ động hoặc người khác phải vành mi giúp, sau đó hãy đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất…

V gói hút ẩm này, nếu để chất chống ẩm hút hết nước tự nhiên có trong mắt cũng gây ảnh hưởng thị lực, nên cần sơ cứu bằng cách nhỏ nước liên tục vào mắc, nằm nghiêng một bên để dị vật từ mắt trôi ra ngoài.

Đa số các chất chống ẩm ở dạng rắn và an toàn, còn với những trường hợp các gói hút ẩm trong thực phẩm bị ẩm ướt, bị rách, bị lẫn chất hút ẩm vào thực phẩm thì không nên sử dụng và nên báo với nhà sản xuất để có hướng xử lý.

Xem thêm:
> Cách sử dụng gói hút ẩm an toàn và hiệu quả
> Ăn phải gói hút ẩm có sao không ? Cách xử lý như thế nào ?

Contact Me on Zalo